Bạn đã có một trang web cho mình? Nếu như câu trả lời là có, cho dù chúng dành cho việc sử dụng cá nhân hay doanh nghiệp đi chăng nữa thì bạn cũng cần đến Google Analytics.
Khái niệm Google Analytics
Google Analytics là công cụ dùng để phân tích website được cung cấp miễn phí từ Google. Giúp cho các quản trị web có được cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất trang web của mình, qua những chức năng thống kê mà nó cung cấp.
Đây là một công cụ rất cần thiết đối với quản trị Website bởi qua đó bạn sẽ biết được thống kê lượt truy cập, khách hàng trình duyệt gì, được truy cập từ thiết bị desktop, điện thoại hay tablet. Hoặc bạn cũng biết được người dùng truy cập vào Website từ nguồn search, mạng xã hội, hay từ các website nào cùng nhiều tính năng bổ ích khác.
Hướng dẫn khai báo và thiết lập mã theo dõi Google Analytics
Nếu như bạn có tài khoản Google và sử dụng cho những dịch vụ khác như Gmail, Google Drive, hay YouTube, thì bạn nên thực hiện thiết lập Google Analytics với tài khoản Google đó. Hoặc bạn cũng có thể tạo một cái mới.
Thực hiện tạo tài khoản và nhận mã theo dõi qua các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Tạo tài khoản Analytics
Truy cập vào Google Analytics qua đường link chính. Nếu như bạn đã tạo tài khoản Analytics thì chỉ cần đăng nhập để xem, còn nếu chưa thì nhấp vào nút “Tạo tài khoản”.
- Bước 2: Đăng nhập
Khi bạn có một tài khoản Google, có thể truy cập vào Google Analytics và nhấp vào nút “Đăng nhập”. Sau đó, bạn đã được truy cập vào Google Analytics qua tài khoản Gmail.
- Bước 3: Đăng ký tài khoản để sử dụng Analytics
Nhấp chọn vào nút “Đăng ký” để bắt đầu.
- Bước 4: Nhận ID theo dõi
Nhập những thông tin cần thiết sau đó chọn vào nút “Nhận ID theo dõi”. Bạn sẽ nhận được một điều khoản và điều kiện để sử dụng Analytics mà bạn phải nhấn chọn đồng ý. Sau đó, sẽ có được mã Google Analytics của mình.
- Bước 5: Dán đoạn mã code vào những trang cần theo dõi
Google sẽ cung cấp đến bạn một mã code. Tiến hành dán mã theo dõi vào đoạn code HTML ở trước thẻ </body> của những trang web cần theo dõi.
Lưu ý rằng đây là một cách đơn giản nhất trong tất cả các theo dõi được chuyển đổi trong Analytics. Bạn có thể xem lại toàn bộ tài liệu trong bộ phận hỗ trợ của Analytics để tìm hiểu thêm về cách thiết lập theo dõi các mục tiêu từ Google.
Thiết lập các mục tiêu
Sau khi bạn đã cài đặt mã theo dõi ở trên trang web của mình, bạn sẽ thực hiện cấu hình một cài đặt nhỏ trong hồ sơ của web trên Google Analytics. Điều này là cài đặt mục tiêu của bạn. Có thể dễ dàng tìm thấy nó bằng cách nhấp chọn vào liên kết Quản trị viên ở đầu trang và sau đó chọn mục tiêu ở dưới cột “Chế độ xem” website.
Các mục tiêu này sẽ cho Analytics biết khi có một điều gì đó quan trọng đã xảy ra ở trên trang web.
- Trong Google Analytics, bạn sẽ chọn vào nút “Mục tiêu mới”.
- Tiếp tục chọn Tùy chỉnh và nhấp vào “Bước tiếp theo”.
- Tại đây bạn sẽ đặt tên cho các mục tiêu của mình => chọn “Đích” và sau đó lại nhấp vào nút “Bước tiếp theo”.
- Bạn sẽ nhập URL tên miền trang web của mình. Sau đó, nhấp chọn “Lưu” mục tiêu để hoàn thành thiết lập.
Nếu như bạn có các mục tiêu hay lượt chuyển đổi tương tự khác mà mình muốn theo dõi ở trên trang web của mình, bạn cũng có thể thực hiện lại theo các bước được hướng dẫn ở trên. Có thể tạo được tối đa 20 mục tiêu ở trên trang web của mình.
Những thao tác bạn tạo ra rất quan trọng đối với doanh nghiệp của mình. Các mục tiêu này (đối với hầu hết những doanh nghiệp) bao gồm việc gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng hay đăng ký danh sách email và hoàn tất việc mua hàng. Tùy thuộc vào website của bạn và mục đích của nó mà mục tiêu có thể khác nhau.
Những điểm mạnh của Google Analytic
Dưới đây là điểm mạnh của Analytic bạn nên biết.
- Miễn phí: Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí hoạt động cho trang web mà vẫn có được một công cụ để theo dõi mạnh mẽ. Cần phải nói thêm là Google Analytic cũng khá phức tạp nếu như bạn muốn sử dụng các chức năng nâng cao. Chính vì vậy Google cũng cung cấp thêm chức năng rất chuyên nghiệp.
- Tự động: Toàn bộ dữ liệu theo dõi cũng như xử lý đều tự động thông qua trang web của bạn và cả máy chủ của Google. Bạn chỉ cần thực hiện thiết lập ban đầu và theo dõi.
- Tiện lợi: Google Analytics có thể được xem trên mọi thiết bị và có ứng dụng chính cho các thiết bị di động. Bạn không cần phải đăng nhập vào website hay Google để xem, mọi thông tin đều được hiển thị tốt trên các ứng dụng di động.
- Hệ sinh thái Google: Analytics có thể kết hợp với các công cụ như Google Adsense, Google Search Console và Google Ads để cung cấp cho bạn thêm thật nhiều thông tin hơn. Ngoài ra, những ứng dụng khác như Google Tag Manager hay Google Optimize để tối ưu hơn cho trang web của bạn.
Kết luận
Trên đây, New88 vừa giới thiệu qua những chức năng chính hay dùng, và còn rất nhiều chức năng thống kê hữu ích khác, bạn hãy sử dụng và tìm hiểu thêm để có thêm trải nghiệm thú vị hơn với công cụ Google Analytics (https://analytics.google.com/).